Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình là chứng chỉ được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thi công xây dựng công trình là hoạt động gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dưng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình,…

Đây là hoạt động quan trọng và diễn ra thường xuyên, cũng đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho các công trình.

Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về điều kiện đối với các tổ chức muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Qua bài viết dưới đây, Viện Đào tạo quản lý xây dựng sẽ tư vấn chi tiết để tạo điều kiện cho các tổ chức đang quan tâm và có nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình.

Khách hàng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức hạng 1, 2, 3. Vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng qua email, website, điện thoại. Hoặc trực tiếp đến trụ sở để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí

I. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GỒM NHỮNG HOẠT ĐỘNG NÀO?

Thi công xây dựng công trình gồm những hoạt động nào? Hay tổ chức sau khi được cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình được hoạt động trong những lĩnh vực gì?

Điều này được quy định cụ thể tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

– Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng

– Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp

– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

– Thi công công tác xây dựng công trình giao thông

– Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

– Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình

– Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí

– Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng.

Cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
Xin chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình (ảnh minh họa)

II. CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠNG 1,2,3

Hiện nay, chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình được chia thành 3 hạng: Hạng 1, hạng 2, hạng 3.

Tương ứng với mỗi hạng chứng chỉ năng lực sẽ có điều kiện cấp, thẩm quyền cấp, hồ sơ xin cấp và phạm vi hoạt động khác nhau.

Phạm vi hoạt động tùy thuộc vào độ khắt khe của điều kiện xin chứng chỉ năng lực.

Ví dụ về phạm vi hoạt động đối với chứng chỉ Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Chứng chỉ năng lực hạng 1 Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
Chứng chỉ năng lực hạng 2 Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống
Chứng chỉ năng lực hạng 3 Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống

III. ĐIỀU KIỆN XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Thứ nhất: Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành; Có đăng ký ngành nghề tương ứng với lĩnh vực hoạt động

Thứ hai: Tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình, các điều kiện này được quy định tương đương với hạng chứng chỉ năng lực, cụ thể:

Ví dụ: Đối với chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình hạng 1:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

– Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

– Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

IV. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

– Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh và gửi tới cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực;

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị

Bài viết liên quan:

So sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Xin cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật như thế nào?

Trên đây là tư vấn của Viện Đào tạo quản lý xây dựng về Chứng chỉ năng lực xây dựng, nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn chi tiết: 0989.445.365

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *