Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.

Trong quá trình tư vấn, giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ trọn gói về chứng chỉ năng lực xây dựng Viện Quản lý xây dựng đã nhận được thắc mắc của nhiều khách hàng về việc tổ chức hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật có cần xin cấp chứng chỉ năng lực hay không? Nếu có thì điều kiện và thủ tục được pháp luật quy định như thế nào?

Trong bài viết này, Viện Quản lý xây dựng sẽ tư vấn và trả lời các câu hỏi đó trong bài viết Chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật theo quy định mới 2022 để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đang có nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực này.

I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÓ CẦN XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KHÔNG?

1.1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

– Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Giám sát công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

– Thi công hạ tầng kỹ thuật

– Quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật

1.2. Tổ chức hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật có cần xin cấp chứng chỉ năng lực không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực cụ thể:

– Khảo sát xây dựng;

– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Thi công xây dựng công trình;

– Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

– Kiểm định xây dựng;

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/202/NĐ-CP cũng quy định tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, trừ một số trường hợp khác do pháp luật quy định.

Như vậy, có thể thấy tổ chức khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì phải xin cấp chứng chỉ năng lực theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

II. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật công trình.

– Có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện này, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện Đào tạo Quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập

(3) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai (nhà thầu tự xác định hạng chứng chỉ) và các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc. Trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nhà thầu phải kê khai mã số chứng chỉ hành nghề. 

(4) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II); Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình

(trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

Chú ý: Tài liệu số (2), (3) và (4) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

3.2. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh (như hướng dẫn trên) đến cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức. 

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật công trình nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính, cụ thể: Lệ phí: 1.000.000 Đồng (1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng).

3.3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật công trình bao gồm:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I.

– Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

Lưu ý:  Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp. Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

IV. DỊCH VỤ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA VIỆN ĐÀO TẠO QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trên đây là những tư vấn của Viện Đào tạo Quản lý xây dựng dành cho nhà thầu có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật công trình.  Nếu còn có thắc mắc về điều kiện, hồ sơ hay thủ tục xin chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật công trình quý khách vui lòng liên hệ tới Viện quản lý xây dựng để được tư vấn giải đáp.

Luôn sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp 24/24, Viện quản lý xây dựng không chỉ tư vấn và mang đến những thông tin hữu ích mà còn có thể hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xây dựng có được các loại chứng chỉ đơn giản và dễ dàng nhất. Đến với Viện quản lý xây dựng, quý khách hàng còn có cơ hội tiết kiệm chi phí tối đa mọi chi phí bởi chúng tôi trực tiếp xử lý hồ sơ của khách hàng mà không qua bất kỳ khâu trung gian nào. 

V. MẪU ẢNH CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG

Bài viết cùng chủ đề:

Chứng chỉ năng lực xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

So sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng năm 2022

Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 liên hệ qua số Hotline 0989.445.365. Email: [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

5/5 – (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *