Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức, là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; là văn bản bắt buộc các tổ chức phải xin cấp khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Trong quá trình tư vấn cho các tổ chức xây dựng trên cả nói chung và các tổ chức trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.Viện Đào tạo Quản lý xây dựng đã gặp rất thắc mắc của khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như điều kiện của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ? Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ? Trình tự cấp và thu hồi chứng chỉ? Vì vậy, để giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp tại Ninh Bình về các vấn đề trên, Viện Đào tạo Quản lý xây dựng đã thực hiện bài viết Xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Ninh Bình.
Khách hàng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức hạng 1, 2, 3. Vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng qua email, website, điện thoại. Hoặc trực tiếp đến trụ sở để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí.
I. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI NINH BÌNH
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình
– Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng.

II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI NINH BÌNH
2.1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng như sau:
– Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực tất cả các dự án và cấp công trình.
– Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II.
– Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình đến cấp III.
2.2. Đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng như sau:
– Hạng I: Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng.
– Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định pháp luật.
2.3. Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng như sau:
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà công nghiệp
-Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác..
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.
2.4. Đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Hạng I: Được quản lý dự án tất cả các nhóm dự án cùng loại.
– Hạng II: Được quản lý dự án các dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống.
– Hạng III: Được quản lý dự án các dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại.
2.5. Đối với lĩnh vực thi công công trình
* Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
* Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, sỉ lô và các dạng kết cấu khác.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác
* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thi công công tác xây dựng công trình giao thông
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình
– Hạng I: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.
2.6. Đối với lĩnh vực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
* Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình công nghiệp, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình giao thông, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được giám sát công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình cùng loại.
– Hạng II: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình
– Hạng I: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp III trở xuống.
III. TRÌNH TỰ CẤP, THU HỒI CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI NINH BÌNH
3.1. Trình tự cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Ninh Bình
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức hoạt động xây dựng chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp đến Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng I hoặc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí
Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng công trình nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể lệ phí là 1.000.000 đồng (1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng).
3.2. Trình tự thu hồi chứng chỉ năng lực xây dựng tại Ninh Bình
Bước 1: Ra quyết định thu hồi
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi.
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định.
Bước 2: Nộp lại chứng chỉ
Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Bước 3: Cấp lại chứng chỉ
Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi.
Trên đây là những tư vấn của Viện Đào tạo Quản lý xây dựng dành cho các tổ chức có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng công trình. Nếu còn có thắc mắc về điều kiện, hồ sơ hay thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng công trình quý khách vui lòng liên hệ tới Viện Đào tạo Quản lý xây dựng để được tư vấn giải đáp.
Bài viết cùng chủ đề:
Dịch vụ tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực lập quy hoạch xây dựng Xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy định hiện hành |
Luôn sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp 24/24, Viện Đào tạo Quản lý xây dựng không chỉ tư vấn và mang đến những thông tin hữu ích mà còn có thể hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xây dựng có được các loại chứng chỉ đơn giản và dễ dàng nhất. Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng liên hệ qua số Hotline 0989.445.365. Email: vienquanlyxaydungvn@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.