Hà Nam là một trong 6 tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất cả nước năm 2018. Các tổ chức hành nghề xây dựng cũng được thành lập ngày càng nhiều. Thời gian gần đây, Viện Đào tạo quản lý xây dựng đã nhận được nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp tại Hà Nam về thủ tục và quy trình xin chứng chỉ năng lực xây dựng tại Hà Nam.
Trong bài viết này, chúng tối sẽ tư vấn chi tiết về điều kiện và thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Hà Nam và giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp trong quá trình xin chứng chỉ này.
Viện Đào tạo quản lý xây dựng là đơn vị hàng đầu Việt Nam hỗ trợ thủ tục xin cấp chứng chỉ xây dựng. Vui lòng liên hệ chuyên viên qua hotline 0989 445 365 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.
I. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI HÀ NAM
Sau khi thành lập doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề tương ứng với chứng chỉ năng lực xây dựng mà doanh nghiệp hoạt động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tương ứng với lĩnh vực:
Khảo sát xây dựng; Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
1.1. Điều kiện chung
Đây là điều kiện mà doanh nghiệp xin chứng chỉ hạng 1, hạng 2 hay hạng 3 đều phải đáp ứng.
Ví dụ doanh nghiệp xin chứng chỉ năng lực xây dựng, lĩnh vực khảo sát xây dựng phải đáp ứng điều kiện chung như sau:
Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình; b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
1.2. Điều kiện tương ứng với từng hạng chứng chỉ
Chứng chỉ năng lực xây dựng được chia làm 3 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3. Tương ứng với hạng 1,2,3 là phạm vi hoạt động khác nhau (hạng 1 phạm vi rộng nhất, hạng 3 phạm vi hẹp nhất). Do đó điều kiện xin cấp 3 hạng chứng chỉ này cũng có mức độ khắt khe khác nhau.
Để được tư vấn kỹ hơn về điều kiện của chứng chỉ năng lực xây dựng trong các lĩnh vực và các hạng chứng chỉ, vui lòng liên hệ Hotline của Viện Đào tạo quản lý xây dựng để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý trường hợp hoạt động xây dựng không phải xin phép:
(1). Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.
(2) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
(3) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
(4) Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
(5) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
(6) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng.
II. THỦ TỤC XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI HÀ NAM
Sau khi xem xét thấy doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm các tài liệu được quy định tại điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ tương ứng với hạng chứng chỉ, cụ thể như sau:
Hạng 1 | Cục Quản lý hoạt động xây dựng (thuộc Bộ xây dựng) |
Hạng 2,3 | – Sở Xây dựng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình. (Chứng chỉ năng lực xây dựng tại Hà Nam do Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam cấp) Địa chỉ: Đường Lê Chân, Phường Lê Hồng Phong, Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam) |
Lưu ý: Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. |
Bước 3: Xem xét, thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Bước 4: Cấp chứng chỉ
Doanh nghiệp đến nhận chứng chỉ theo giấy hẹn và nộp lệ phí.
Sau khi được cấp chứng chỉ, thông tin năng lực của doanh nghiệp sẽ được đăng tải công khai trên trang web của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể: Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Bài viết cùng chủ đề: |
III. DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI HÀ NAM
Với kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành trong đó có doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam. Viện Đào tạo quản lý xây dựng là đơn vị uy tín chuyên tư vấn điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng trên cả nước.
Cung cấp dịch vụ xin chứng chỉ năng lực xây dựng tại Hà Nam, liên hệ: Viện Đào tạo quản lý xây dựng Hotline: 0989 445 365