Dịch vụ tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố chiến lược về kinh tế và chính trị của đất nước. Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đặt mục tiêu “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của Đông Nam Á và cả nước, đồng thời là thành phố cảng biển với vị trí hạt nhân của chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên”, trong đó xây dựng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển hàng đầu. Theo đó, thời gian tới sẽ là cơ hội vàng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đà Nẵng. Mặt khác, quy định mới của Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng. Trong quá trình tư vấn, giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ trọn gói về chứng chỉ năng lực xây dựng Viện Đào tạo Quản lý xây dựng đã nhận được thắc mắc của nhiều khách hàng về điều kiện của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng là gì? Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng như thế nào? Viện Đào tạo Quản lý xây dựng sẽ trả lời câu hỏi của các tổ chức trong bài viết Hướng dẫn hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng Tại Đà Nẵng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đang có nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực này.

Quý khách có nhu cầu xin cấp chứng chỉ xây dựng hạng 1,2,3 vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng – Đơn vị hàng đầu Việt Nam tư vấn và hỗ trợ xin chứng chỉ xây dựng trên toàn quốc

I. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI ĐÀ NẴNG

Điều kiện của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng như sau:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình.

– Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện này, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện Đào tạo Quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.

II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI ĐÀ NẴNG

2.1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng

Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với  lĩnh vực khảo sát xây dựng như sau:

– Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực tất cả các dự án và cấp công trình.

– Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II.

– Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình đến cấp III.

2.2. Đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với  lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng như sau:

– Hạng I: Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng.

– Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định pháp luật.

2.3. Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng

Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng như sau:

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà công nghiệp

-Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác..

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp III trở xuống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)

– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.

– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.

2.4. Đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

– Hạng I: Được quản lý dự án tất cả các nhóm dự án cùng loại.

– Hạng II: Được quản lý dự án các dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống.

– Hạng III: Được quản lý dự án các dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại.

2.5. Đối với lĩnh vực thi công công trình

* Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.

* Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, sỉ lô và các dạng kết cấu khác.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác

* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.

* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thi công công tác xây dựng công trình giao thông

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

* Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.

* Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình cùng loại.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

* Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình

– Hạng I: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình tất cả các cấp công trình.

– Hạng II: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp III trở xuống.

* Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)

– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.

– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.

2.6. Đối với lĩnh vực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

* Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình công nghiệp, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình giao thông, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Hạng I: Được giám sát công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình cùng loại.

– Hạng II: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.

* Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình

– Hạng I: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của tất cả các cấp công trình.

– Hạng II: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp II trở xuống.

– Hạng III: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp III trở xuống.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG TẠI ĐÀ NẴNG

3.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

(3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

(4) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

(5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

(6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

(7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II).

Chú ý: Tài liệu số (2 ), (3), (4), (5), (6) và (7) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

3.2. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức hoạt động xây dựng chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng I hoặc Sở Xây dựng tỉnh Đà Nẵng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức. 

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Trên đây là những tư vấn của Viện Đào tạo Quản lý xây dựng dành cho các tổ chức có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng công trình. Nếu còn có thắc mắc về điều kiện, hồ sơ hay thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng công trình quý khách vui lòng liên hệ tới Viện Đào tạo Quản lý xây dựng để được tư vấn giải đáp.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Xin chứng chỉ năng lực thi công cơ điện

Chứng chỉ năng lực xây dựng tại Hà Nội

V. DỊCH VỤ TƯ VẤN XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI ĐÀ NẴNG CỦA VIỆN ĐÀO TẠO QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trong quá trình triển khai xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng, các doanh nghiệp có thể vấp phải nhiều khó khăn như:

– Phải tự tìm hiểu về các quy định của pháp luật, kê khai hồ sơ thủ tục sai không đúng quy định, bị trả về mà không rõ lí do, 

– Phải túc trực ở các sở ban ngành chỉ để chờ kết quả;

– Mất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức, bỏ lỡ nhiều công việc khác.

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo cán bộ xây dựng, Viện Đào tạo Quản Lý xây Dựng đã giúp hàng nghìn tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thành công với thời gian nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối đa mọi chi phí bởi chúng tôi trực tiếp xử lý hồ sơ của khách hàng mà không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Luôn sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp 24/24, Viện Đào tạo Quản lý xây dựng không chỉ tư vấn và mang đến những thông tin hữu ích mà còn có thể hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xây dựng có được các loại chứng chỉ đơn giản và dễ dàng nhất. 

Viện Đào tạo Quản Lý xây Dựng tự hào là đơn vị tư vấn và đào tạo, cấp chứng chỉ xây dựng hàng đầu cả nước. Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Đà Nẵng vui lòng liên hệ qua số Hotline 0989.445.365. Email: [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *