Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là chứng chỉ được nhiều người quan tâm hiện nay. Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động tư vấn thực hiện các công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát công tác thi công xây dựng và công tác lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình.

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động được nhiều tổ chức quan tâm hiện nay. Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn xin chứng chỉ năng lực xây dựng, chứng chỉ hoạt động xây dựng Viện đào tạo quản lý xây dựng đã nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng về chứng chỉ này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về hồ sơ, điều kiện, thủ tục xin chứng chỉ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình để tạo điều kiện cho khách hàng đang quan tâm về vấn đề này.

I. TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GỒM NHỮNG HOẠT ĐỘNG NÀO?

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:

– Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng

– Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình công nghiệp

– Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình giao thông

– Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

– Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

– Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình

khóa học giám sát thi công. Cấp chứng chỉ giám sát thi côngXin cấp chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng Liên hệ Viện Đào tạo quản lý xây dựng

II. TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ CẦN XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KHÔNG?

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 15/2021: Tổ chức phải có đủ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng trong lĩnh vực:

– Khảo sát xây dựng;

– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Thi công xây dựng công trình;

– Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

Theo quy định tại khoản 2 điều 83 Nghị định 15/2021 thì các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực nêu trên phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.

Theo các quy định trên, tổ chức khi tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định và phải xin cấp chứng chỉ năng lực.

III. ĐIỀU KIỆN XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng chỉ năng lực là chứng chỉ cấp cho tổ chức, đối với từng chứng chỉ năng lực khác nhau thì tổ chức xin chứng chỉ pháp đáp ứng các điều kiện do pháp luật và nghị định 15/2021 quy định.

Để được cấp chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng các tổ chức cấn đáp ứng những điều kiện sau:

3.1. Điều kiện chung

Tổ chức phải Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình.

Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng mà doanh nghiệp thực hiện.

3.2. Điều kiện chuyên môn năng lực đối với hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng

Điều kiện chuyên môn năng lực đối với hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng theo các hạng năng lực. Hiện nay pháp luật quy định có 3 hạng chứng chỉ:

– Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I

– Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng II

– Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng III

Điều kiện cụ thể:

Hạng I:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;

Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng II:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;

Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

4.1. Thẩm quyền

Hiện nay thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp dựa theo hạng chứng chỉ:

Cơ quan Thẩm quyền cấp chứng chỉ
Cục quản lý hoạt động xây dựng (Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng) Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I
– Sở Xây dựng,

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng II
Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng III

4.2. Quy trình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực gửi 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh đến Cơ quan có thẩm quyền, qua hình thức:

– Trực tuyến (nếu có)

– Gửi qua đường bưu điện

– Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền.

Cần tư vấn về hồ sơ xin chứng chỉ Viện đào tạo quản lý xây dựng theo Hotline: 0989.445.365

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra hồ sơ:

(Hồ sơ không hợp lệ)- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo một lần bằng văn bản cho tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng.

(Hồ sơ hợp lệ)- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ.

Bước 3: Nhận giấy chứng chỉ, nộp lệ phí

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tổ chức nhận chứng chỉ theo giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền

Khi nhận chứng chỉ tổ chức tiến hành nộp lệ phó nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

Cụ thể: 1.000.000 (Một triệu Việt Nam đồng)

Bài viết cùng chủ đề:

Chứng chỉ năng lực quản lý dự án xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực thi công đường dây và trạm biến áp

Trên đây là tư vấn của Viện đào tạo quản lý xây dựng về Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Nếu còn thắc mắc về điều kiện, thủ tục, hồ sơ hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn trọn gói xin chứng chỉ NHANH CHÓNG – TIẾT KIỆM của Viện đào tạo quản lý xây dựng vui lòng liên hệ: Hotline: 0989.445.365

Trân trọng ./.

5/5 – (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *