Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình theo quy định 2023

Thi công xây dựng công trình là lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ năng lực xây dựng khi tổ chức tham gia hoạt động này. Để được cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình tổ chức phải đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định và nộp hồ sơ tới Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Trong bài viết này Viện Đào tạo quản lý xây dựng sẽ kết hợp quy định mới nhất của pháp luật (nghị định 15/2021/NĐ-CP và kinh nghiệm tư vấn, cung cấp dịch vụ thực tế để giải đáp thắc mắc cho khách hàng về: “Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình”

Khách hàng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức hạng 1, 2, 3. Vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng qua email, website, điện thoại. Hoặc trực tiếp đến trụ sở để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí

1. Thi công lắp đặt thiết bị công trình có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?

Thứ nhất, Thi công xây dựng công trình có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng.

Theo quy định tại Luật Xây dựng (Khoản 3 điều 148) thì Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm:

– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Khảo sát xây dựng;

– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

– Thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

Thứ hai, Thi công lắp đặt thiết bị công trình là hoạt động thuộc lĩnh vực Thi công xây dựng công trình

Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Thi công xây dựng công trình bao gồm:

1. Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng
2. Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp
3. Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
4. Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí
5. Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng, gồm:
6. Thi công công tác xây dựng công trình giao thông, gồm:
7. Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
8. Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:
9. Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình
10. Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)

Từ hai quy định trên cho thấy, tổ chức có nhu cầu hoạt động thi công lắp đặt thiết bị công trình cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Ngoại lệ:

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định trường hợp ngoại lệ hoạt động thi công lắp đặt thiết bị công trình nhưng không phải xin cấp chứng chỉ:

(1) Thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

(2) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông;

(3) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình

2. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị vào công trình

Tổ chức có nhu cầu cần đáp ứng các điều kiện: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đáp ứng điều kiện về chuyên môn, điều kiện đối với từng hạng chứng chỉ năng lực.

Sau khi xem xét điều kiện, tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và thực hiện theo các bước sau đây để xin cấp chứng chỉ:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, Nộp hồ sơ tới có quan cấp chứng chỉ

Tổ chức chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chính

Nộp tới có quan có thẩm quyền tương ứng với từng hạng chứng chỉ:

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 1 Cục quản lý hoạt động xây dựng (Thuộc Bộ Xây dựng)
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 2 – Sở Xây dựng

– Tổ chức xã hội- nghề nghiệp đáp ứng điều kiện

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 3

Cách thức nộp hồ sơ:

– Qua đường bưu điện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở

– Nộp online (nếu có)

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ như sau:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Sau khi thẩm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện 1 trong 2 hoạt động

– Thông báo tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ (bằng văn bản) trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ

– Đồng ý cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình (trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ)

Bước 3: Nộp lệ phí nhà nước, trả kết quả (chứng chỉ)

Tổ chức được cấp chứng chỉ nộp lệ phí nhà nước và nhận chứng chỉ theo giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Đăng tải thông tin

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được cấp chứng chỉ nêu trên lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin cửa cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

3. Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 1,2,3 khác nhau như thế nào?

Điều kiện cần đáp ứng của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hạng 1,2,3 có sự khác nhau, tương ứng với việc này thì phạm vi hoạt động của mỗi hạng chứng chỉ cũng khác nhau, cụ thể phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 1 rộng nhất rồi đến hạng 2,3.

Hạng I Hạng II Hạng III
Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình tất cả các cấp công trình Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp II trở xuống Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp III trở xuống
Bài viết cùng chủ đề:

Xin chứng chỉ năng lực quản lý dự án xây dựng

Chứng chỉ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng

Trên đây là tư vấn của Viện Đào tạo xây dựng về Xin cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hay có nhu cầu xin cấp chứng chỉ vui lòng liên hệ Viện Đào tạo quản lý xây dựng: 0989.445.365 để được tư vấn chi tiết theo đúng quy định pháp luật và được hỗ trợ một cách tốt nhất.

5/5 – (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *