Quy trình xin cấp Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Lập thiết kế quy hoạch xây dựng là hoạt động đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Trong quá trình tư vấn xin chứng chỉ năng lực xây dựng của mình, Viện Đào tạo quản lý xây dựng đã nhận được nhiều thắc mắc liên quan về: Quy trình xin cấp Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Câu hỏi đó sẽ được Viện Đào tạo quản lý xây dựng trả lời dựa trên quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây.

Quý khách có nhu cầu xin cấp chứng chỉ xây dựng hạng 1,2,3 vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng – Đơn vị hàng đầu Việt Nam tư vấn và hỗ trợ xin chứng chỉ xây dựng trên toàn quốc

I. LẬP THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÓ PHẢI XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KHÔNG?

Luật Xây dựng năm 2014 (Sửa đổi bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về các hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng:

“Hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;…”

Theo quy định này, khi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng nhất định mà pháp luật đã quy định thì tổ chức đó phải đáp ứng điều kiện và phải được cấp chứng chỉ trường khi tiến hành hoạt động.

Lập thiết kế quy hoạch xây dựng là hoạt động có điều kiện, tổ chức muốn tiến hành hoạt động này hợp pháp phải đáp ứng đúng quy định về điều kiện của tổ chức, phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ tới cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, Tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng CÓ phải xin chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng.

cấp Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng (ảnh minh họa)

II. QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC LẬP THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HẠNG 1,2,3

Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III (Theo quy định của Luật Xây dựng)

Đối với mỗi hạng chứng chỉ, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ pháp đáp ứng các điều kiện khác nhau.

Đối với mỗi hạng chứng chỉ, tổ chức đề nghị cấp cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau

Đối với mỗi hạng chứng chỉ, tổ chức đề nghị cấp lựa chọn cơ quan có thẩm quyền tương ứng

Do có sự khác nhau kể trên, nên đối với mỗi hạng chứng chỉ cũng có phạm vi hoạt động khác nhau, cụ thể:

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 1 Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng
Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 2 Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 3 Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng

 III. HƯỚNG DẪN XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC LẬP THIẾT KẾ QUY HOẠCH

3.1. Đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định

Điều kiện thứ nhất: Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ phải là doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.

Điều kiện thứ hai: Điều kiện năng lực tương ứng với từng hạng chứng chỉ

Ví dụ: Đối với chứng chỉ năng lực lập thiết kế hạng I

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt.

3.2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh, thành phần hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ; Quyết định thành lập tổ chức (trong trường hợp có quyết định thành lập); Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ; Các hợp đồng và biên bản nghiệm thu liên quan;

Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3.3. Các bước cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tương ứng với từng hạng chứng chỉ năng lực

Bước 2: Thẩm tra, đánh giá hồ sơ và cấp chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền thông báo tới tổ chức bằng văn bản

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch.

Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Tổ chức được cấp chứng chỉ nhận chứng chỉ theo giấy hẹn, nộp lệ phí nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Chứng chỉ năng lực thi công đường dây và trạm biến áp

Xin cấp chứng chỉ năng lực thi công cơ điện như thế nào?

Trên đây là tư vấn của Viện Đào tạo quản lý xây dựng, nếu có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0989.445.365 để được tư vấn chi tiết

4.5/5 – (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *