Xin Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng theo quy định mới nhất

Kiểm định xây dựng là một hoạt động quan trọng trong quá trình thi công công trình xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình. Trong đó, các nhà thầu thực hiện các hoạt động kiểm tra và đưa ra đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân gây hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình để quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Nghị định 15/2021/NĐ-CP ra đời có hiệu lực từ ngày 03/03/2021 đã có những quy định cụ thể về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Vậy tổ chức khi hoạt động kiểm định xây dựng đáp ứng điều kiện gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khi xin cấp chững chỉ năng lực kiểm định xây dựng?

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng như thế nào? Để trả lời các câu hỏi thắc mắc của các tổ chức về vấn đề này Viện Đào tạo Quản lý xây dựng xin giới thiệu bài viết Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng.

Khách hàng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức hạng 1, 2, 3. Vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng qua email, website, điện thoại. Hoặc trực tiếp đến trụ sở để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí

I. ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG

1.1. Điều kiện chung

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực kiểm định xây dựng.

1.2. Điều kiện cụ thể về năng lực kiểm định xây dựng

Để được cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng ngoài điều kiện chung kể trên tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

* Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

* Hạng II:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

* Hạng III:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện này, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện Đào tạo Quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng năm 2023
Ảnh minh họa hoạt động kiểm định xây dựng

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KHI ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng có các quyền sau đây:

– Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;

– Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;

– Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.

Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

– Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;

– Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

– Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;

– Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG 

3.1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng

Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;

Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

Lưu ý:  Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp. Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

3.2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (theo mẫu do Viện Quản lý xây dựng cung cấp)

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập

(3) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai (tổ chức tự xác định hạng chứng chỉ) và các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc. Trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì tổ chức phải kê khai mã số chứng chỉ hành nghề. 

Chú ý: Tài liệu số (2) và (3) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

3.3. Quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh (như hướng dẫn trên) đến cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ 

Trong thời hạn 20 ngày Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức. 

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính, cụ thể: Lệ phí : 1.000.000 Đồng (1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng.)

Có thể bạn quan tâm: 

Xin chứng chỉ năng lực xây dựng tại Bình Dương

Chứng chỉ năng lực xây dựng tại Vĩnh Phúc

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

Trên đây là những tư vấn của Viện Đào tạo Quản lý xây dựng dành cho tổ chức có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng. Nếu còn có thắc mắc về điều kiện, hồ sơ hay thủ tục xin chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng quý khách vui lòng liên hệ tới Viện Đào tạo Quản lý xây dựng qua số Hotline 0989.445.365 hoặc Email: [email protected] để được tư vấn giải đáp.

5/5 – (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *