Nghị định số 15/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2021 thay thế cho Nghị định số 100/2018 đã quy định cụ thể về các điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và các vấn đề pháp lý liên quan khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tổ chức hoạt động xây dựng tại Vĩnh Phúc chưa hiểu rõ về loại chứng chỉ này.
Vì vậy, để giúp các tổ chức hoạt động xây dựng tại Vĩnh Phúc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Viện Đào tạo Quản lý xây dựng sẽ giải đáp qua bài viết Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Vĩnh Phúc.
Quý khách có nhu cầu xin cấp chứng chỉ xây dựng hạng 1,2,3 vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng – Đơn vị hàng đầu Việt Nam tư vấn và hỗ trợ xin chứng chỉ xây dựng trên toàn quốc
I. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VĨNH PHÚC
Điều kiện của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Vĩnh Phúc như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình.
– Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện này, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.\
II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VĨNH PHÚC
2.1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng như sau:
– Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực tất cả các dự án và cấp công trình.
– Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II.
– Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng cùng lĩnh vực của dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình đến cấp III.
2.2. Đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực lập thiết kế quy hoạch xây dựng như sau:
– Hạng I: Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng.
– Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định pháp luật.

2.3. Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng như sau:
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà công nghiệp
-Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác..
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.
2.4. Đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Hạng I: Được quản lý dự án tất cả các nhóm dự án cùng loại.
– Hạng II: Được quản lý dự án các dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống.
– Hạng III: Được quản lý dự án các dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại.
2.5. Đối với lĩnh vực thi công công trình
* Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình: dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn) và công trình khác có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người, cảng cạn.
* Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp II trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, sỉ lô và các dạng kết cấu khác.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình từ cấp III trở xuống của công trình công nghiệp có kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô và các dạng kết cấu khác
* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí; thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng và thi công công tác xây dựng công trình giao thông
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình thủy lợi, đê điều và công trình có kết cấu dạng đập, tường chắn, kè từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng tất cả các cấp của công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng của công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình
– Hạng I: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công lắp đặt thiết bị vào công trình từ cấp III trở xuống.
* Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)
– Hạng I: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thi công công tác xây dựng chuyên biệt của công trình từ cấp III trở xuống.
2.6. Đối với lĩnh vực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
* Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình công nghiệp, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình giao thông, tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
– Hạng I: Được giám sát công tác xây dựng công trình tất cả các cấp của công trình cùng loại.
– Hạng II: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được giám sát công tác xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
* Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình
– Hạng I: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của tất cả các cấp công trình.
– Hạng II: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của các công trình từ cấp III trở xuống.
Bài viết cùng chủ đề: |
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VĨNH PHÚC
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức hoạt động xây dựng chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật đến Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng I hoặc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận để xin cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí
Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể lệ phí là 1.000.000 đồng (1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng).