Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
Vậy điều kiện của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 là gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Viện Đào tạo Quản lý xây dựng sẽ giải đáp thắc mắc của các tổ chức trong bài viết Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 theo quy định mới 2022 để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đang có nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực này.
Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng ngàn khách hàng xin chứng chỉ xây dựng thành công, Viện Đào tạo quản lý xây dựng là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam hỗ trợ xin cấp chứng chỉ xây dựng. Vui lòng liên hệ Hotline: 0989 445 365 để được tư vấn miễn phí
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 3
– Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi bổ sung năm 2020)
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
II. ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 3
2.1. Điều kiện chung
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình.
– Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng.
2.2. Điều kiện cụ thể
* Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
– Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
– Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
* Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
* Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên;
– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
* Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.
* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
* Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng
– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;
– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
– Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG 3
3.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;
(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
(3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
(4) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
(5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
(6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
(7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
Chú ý: Tài liệu số (2), (3), (4), (5) và (6) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.
3.2. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức xây dựng chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh (như hướng dẫn trên) đến Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Bài viết có thể bạn quan tâm: |
Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể lệ phí là 1.000.000 đồng (1.000.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng).
Trên đây là tư vấn cụ thể của Viện Đào tạo quản lý xây dựng. Nếu có thắc mắc về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 vui lòng liên hệ hotline: 0989.445.365