Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện theo quy định mới nhất

Chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động thiết kế cơ điện công trình.

Vậy cá nhân khi hành nghề thiết kế cơ điện thì cần những điều kiện gì và những cá nhân nào phải xin chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân khi xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện? Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện như thế nào? Để trả lời các câu hỏi thắc mắc của các cá nhân về vấn đề này Viện Đào tạo Quản lý xây dựng giới thiệu bài viết: Chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện theo quy định mới 2022.

Quý khách có nhu cầu xin cấp chứng chỉ xây dựng hạng 1,2,3 vui lòng liên hệ với Viện Đào tạo quản lý xây dựng – Đơn vị hàng đầu Việt Nam tư vấn và hỗ trợ xin chứng chỉ xây dựng trên toàn quốc

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Xây dựng năm 2014;

– Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020;

– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

II. HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN CÓ CẦN XIN CẤP CHỨNG CHỈ KHÔNG?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020:

Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Như vậy, có thể thấy, cá nhân khi tham gia thiết kế cơ điện với vai trò chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng thì phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật.

Cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện công trình xây dựng
Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện theo quy định mới nhất

III. ĐIỀU KIỆN CẦN ĐÁP ỨNG KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN

Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện, các cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

3.1. Điều kiện chung

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. 

3.2. Điều kiện cụ thể về hành nghề thiết kế cơ điện

Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện ngoài điều kiện chung kể trên, các cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

– Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề,

– Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. 

Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện này, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện Đào tạo Quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN

4.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định này;

(2) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

(3) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(4) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

(5) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

(6) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Chú ý: Tài liệu số (3), (4) và (5) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

4.2. Quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề thiết kế cơ điện

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện có các quyền sau đây:

– Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;

– Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;

– Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện có các nghĩa vụ sau đây:

– Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;

– Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

– Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;

– Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;

– Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

4.3. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh như trên đến cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân.  Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí

Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Bài viết cùng chủ đề:

Xin chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình địa chất

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Chuyên mục: Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng liên hệ qua số Hotline 0989.445.365. Email: [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

5/5 – (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *